“À, thì ra từ này nghĩa là thế. Mình sẽ không quên được đâu. 10 điểm là dễ”- Chắc hẳn bạn đã từng nghĩ như thế, và rồi từ vựng đi vào tai phải rồi rủ thêm 10 từ vựng khác ở trong trí nhớ bạn đi ra khỏi tai trái rồi cùng nhau tung tăng chơi bời ở một nơi mà bạn không bao giờ gặp lại.
Vậy làm sao để bạn có thể học từ vựng nhanh hơn và hiệu quả hơn khi mà bạn
không có khả năng ghi nhớ nhanh? Hãy cân nhắc phương pháp và những lời khuyên
sau đây nhé.
Học từ vựng là 1 quá trình
Bạn đã từng ước mơ có “body 6 múi” hay “thân hình đồng hồ cát” vạn người mê
trong khi trên tay mình là một ly trà sữa trân châu cỡ lớn chưa? Mình cũng như
vậy.
Nhưng bạn chỉ có thể có được thân hình mơ ước nếu như bạn nỗ lực hết mình
trong việc tập luyện và giảm cân. Không hề có một phép màu nào có thể khiến bạn
ốm ngay lập tức, và mỗi người một cách thích hợp để giảm cân khác nhau. Và việc học từ vựng cũng như vậy.
Hãy kiên nhẫn và chuẩn bị tinh thần của bạn cho những điều sau đây nhé.
·
Không hề có một cách nào có thể giúp bạn biết hết
từ vựng trong vòng một đêm.
·
Hãy lựa chọn cho mình cách học phù hợp nhất.
Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu
một phương pháp học mà chúng mình đã thử nghiệm và cảm thấy hiệu quả nhé.
Phương pháp học nhờ vào “chị” Google
Bình thường, bạn sẽ chỉ nhớ 10%
những gì bạn học thông qua việc “đọc” từ đó xong rồi bỏ đó. Hãy lấy ví dụ, nếu
bạn học 10 từ, thì 2 tuần sau đó bạn chỉ có thể nhớ 1-2 từ. Nếu bạn có thể
“nghe”, “nhìn/quan sát”, “nói” và “viết” những từ vựng đó thì bạn sẽ tăng lên rất
rất nhiều.
Hãy
tận dụng “chị” Google để giúp bạn có thể ghi nhớ nhiều hơn 40%-50% so với bình
thường nhé. Hãy làm theo những bước sau đây nha.
1. Dùng Google Images
Hãy khoan tra từ điển từ bạn cần tra. Hãy vào Google
Images và gõ từ vựng (hoặc cụm từ vựng) đó vào thanh tìm kiếm. Sau đó, bạn hãy
nhìn qua các hình ảnh để có thể đoán xem được nghĩa của từ này là gì. Hãy cố gắng
đoán nghĩa từ vựng thông qua hình ảnh này nhé. Nếu các từ bạn dò mà không có
hình ảnh cụ thể hay quá trừu tượng, thì không sao, hãy tiếp tục các bước tiếp
theo.
2. Dò từ điển
Nếu bạn đã có vốn từ vựng nhất định, thì hãy sử dụng từ
vựng Anh-Anh để dò từ nghĩa. Nếu bạn còn yếu, hãy sử dụng từ điển Anh-Việt để
tra nghĩa nhé.
3. Không học hết nghĩa trong từ điển
Một từ có rất nhiều trường nghĩa khác nhau, học hết sẽ khiến bạn “tẩu hỏa nhập ma” mà không đem lại hiệu quả gì. Hãy chỉ học 1 nghĩa duy nhất phù hợp với văn cảnh mà bạn dò từ mà thôi. Còn các nghĩa khác, hãy đợi tới khi bạn giỏi hơn hoặc bạn gặp trong một văn cảnh khác nhé.4. Nghe phát âm
Hãy nghe phát âm của từ vựng đó từ 4-5 lần để biết chắc
rằng từ đó được phát âm như thế nào nhé. Từ điển Anh-Anh vẫn là tốt nhất, nhưng
với các bạn mới bắt đầu học thì vẫn có thể sử dụng từ điển Anh-Việt.
5. Phát âm
Hãy phát âm lại để đảm bảo rằng bạn phát âm đúng theo
như từ điển. Bạn có thể thu âm lại để nghe cho chuẩn nhé. Đừng quá ép bản thân phải phát
âm y chang 100% người bản ngữ. Bạn chỉ có thể làm được điều đó nếu bạn tiếp xúc
với tiếng Anh từ hồi còn nhỏ xíu cơ. Lúc này, hãy đảm bảo ít nhất bạn cũng đúng
70%, rồi từ từ nâng cao sự chính xác trong phát âm lên nhé.
6. Luyện tập
Hãy thử đặt câu và luyện nói bằng cách sử dụng từ vựng
vừa học nhé. Với các bạn còn mới chập chững học tiếng Anh, các bạn có thể luyện
tập bằng cách để hiện nghĩa tiếng Việt và các bạn sẽ ghi lại từ bằng tiếng Anh.
Nhìn
thì có vẻ quy trình này khá lâu, nhưng thật ra chỉ tốn khoảng 5 phút cho 1 từ vựng.
Phương pháp trên kết hợp việc bạn đọc từ (read), nghe phát âm (listen), và xem
hình ảnh (see), như vậy khả năng nhớ từ vựng của bạn sẽ tăng lên 50%-60% so với
cách học thông thường của bạn đấy.
Vậy tại sao cách học này hiệu quả hơn?
Đầu tiên, việc bạn dựa vào hình ảnh để đoán nghĩa từ đã
giúp bạn chuyển từ cách học thụ động (passive learning) sang cách học chủ động
(active learning). Bạn phải phân tích hình ảnh, và từ đó bạn liên kết hình ảnh
với từ vựng đang muốn học. Việc liên kết hình ảnh và từ vựng như thế này thật sự
giúp bạn nhớ từ lâu và hiệu quả hơn.
Để dễ hiểu hơn, hãy lấy ví dụ về tiếng Việt nhé. Khi bạn đọc
hoặc nghe thấy từ “cái ghế”, bạn sẽ liên tưởng ngay tới hình ảnh một cái ghế bạn
hay ngồi chứ không phải là định nghĩa “đồ dùng để ngồi”. Tương tự như vậy, khi
bạn nhắc tới từ “contamination”, bạn sẽ liên hệ ngay tới hình ảnh ô nhiễm khi
dùng Google Images, và từ đó bạn biết được rằng từ này có nghĩa là “sự ô nhiễm”.
Thậm chí, ngay cả khi bạn không tìm được hình ảnh miêu tả
cụ thể cho từ vựng, việc suy nghĩ cũng kích thích suy nghĩ của bạn. Khi bạn chịu
suy nghĩ và tự giác trong bất kỳ điều gì, kết quả mang lại đều tốt hơn hẳn việc
“há miệng chờ sung”.
Thứ hai, việc kết hợp phát âm sẽ mang lại cho bạn thêm lợi
ích khác: nói và nghe. Có rất nhiều bạn biết từ nhưng không biết phát âm, nên
có nghe cũng như “sấm rền” bên tai, khó chịu vô cùng. Vì vậy, học thêm phát âm
sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn hơn cả là việc ghi nhớ từ vựng.
Tổng kết
Hãy
nhớ các cách trên như là “chính đạo” trong việc mở rộng vốn từ của
mình nhé:
·
Dùng Google Images – Dò từ điển – Nghe phát âm – Tập
phát âm – Luyện tập
·
Mở rộng vốn từ vựng
theo cách này rất dễ (nhưng không phải ai cũng có thể làm được), chỉ cần bạn chịu đầu thời gian và kiên nhẫn.
·
Hãy điều chỉnh
sao cho phù hợp với các bạn nhất.
· Hãy học một ngày
khoảng 7-10 từ mới mà thôi. Học 50 từ một ngày chỉ khiến bạn tốn thời gian vô
ích mà thôi.
Hãy
cố gắng từng chút một, và chả mấy chốc bạn sẽ thấy mình có thể coi Youtube mà mắt
chỉ dán vô phụ đề hay đọc những “phốt drama” nóng hổi ngay từ báo nước ngoài để
có thể “tám” với bạn bè ngay lập tức, hay cầm trên tay tấm bằng TOEIC 800+ hay
IELTS 6.5 nếu bạn tập trung vào việc thi cử. Hãy kiên nhẫn!
No comments:
Post a Comment